Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Keo công nghiệp - trợ thủ không thể thiếu trong nghành công nghiệp sản xuất

Keo công nghiệp là chất kết dính các vật liệu hiệu quả, hỗ trợ đắc lực trong các ngành sản xuất.

Keo công nghiệp là gì?

Keo công nghiệp là một loại dung dịch hóa học ở dạng keo của các polime tạo màng, có khả năng khi dát thành màng mỏng thì đông cứng lại và liên kết được các vật liệu khác nhau lại với nhau.
Keo công nghiệp.

Thành phần keo công nghiệp

Chất tạo màng: là thành phần cơ bản của keo, chất tạo màng quyết định tính bám dính, tính cố kết và các đặc tính lý hóa cơ bản của mối dán keo.
Dung môi: có tác dụng hòa tan chất tạo màng, làm giảm độ nhớt của keo như cồn, axeton, bezen, xăng…
Chất làm dẻo: làm giảm độ co của keo và làm tăng tính đàn hồi cho keo, giảm cứng bên trong khi keo đông cứng. Nếu nhiều chất làm dẻo độ bền của keo sẽ giảm và giảm tính chịu nhiệt.
Keo công nghiệp có thành phần như chất tạo màng, dung môi, chất làm dẻo...
Chất đông cứng và chất xúc tác đông cứng: có tác dụng chuyển keo từ dạng màng sang dạng cứng ổn định, có nghĩa là chuyển keo từ dạng mạch thẳng hay mạnh nhánh sang dạng mạnh lưới do đó tăng độ bền và tính ổn định nhiệt. Chất đông cứng sử dụng phụ thuộc chất tạo màng.
Chất độn: có tác dụng làm giảm độ co của màng keo công nghiệp, tăng độ bền của mối dán và do đó có khả năng làm giảm hiện tượng trượt giữa hai mặt vật dán làm tăng độ chính xác của kết cấu mối dán và giảm giá thành của vật liệu keo.

Ứng dụng của keo công nghiệp

Keo công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề như thủ công mỹ nghệ,chế tạo máy, công nghiệp hỗ trợ. Mỗi loại keo công nghiệp lại có những đặc tính riêng biệt về độ kết dính, kháng nước, độ nhớt... Các loại keo công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay là: keo phun, EVA, Hotmelt, PU, PVAc...
Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp người dùng hiểu hơn về keo công nghiệp và có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng mục đích sử dụng.
Hiện nay, Thái Cripton đang cung cấp cho thị trường những loại keo công nghiệp đa dạng, chất lượng. Để được tư vấn và mua các sản phẩm keo dán công nghiệp chất lượng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI CRIPTON VIỆT NAM
Website: http://maydanhbongrung.com.vn/
TRỤ SỞ MIỀN BẮC
Địa chỉ: Số 68 đường Hoàng Công Chất,tổ 11, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm,TP Hà Nội
Điện thoại: 04 3763 3950.
Fax: 04 3763 3951.

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Công dụng và cách sử dụng của giấy nhám

Giấy nhám có công dụng gì là câu hỏi không khó trả lời bởi mức độ phổ biến của chúng. Tuy nhiên cách dùng giấy nhám như thế nào với từng sản phẩm sẽ mang lại những công dụng khác biệt.
Giấy nhám là vật liệu chà nhám được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động thường ngày và nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Sự xuất hiện của những tấm giấy nhám mang lại những kết quả tốt trong việc tạo ra những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao và chúng ta có thể thấy được tác dụng của chúng trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay.

Giấy nhám có công dụng gì?

Giấy nhám có tác dụng mài mòn, mài vẹt

Giấy nhám được cấu tạo từ các hạt cát và được sắp xếp một cách phù hợp trên một mặt giấy. Chúng hoạt động giống như một cái cưa nhưng không có khả năng cắt mà chỉ có công dụng mài mòn.
Giấy nhám có thể mài mòn trên các bề mặt vật liệu sắt, gỗ, xi măng… nhằm phá đi lớp xù xì để chuẩn bị cho các thao tác tiếp theo. Đặc biệt , giấy nhám được sử dụng trong việc mài phá lớp sơn cũ để chuẩn bị cho việc sửa chữa, khoác lên vật liệu một lớp bề ngoài mới.
Trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám không chỉ mài mòn mà còn góp phần mài vẹt tròn các góc cạnh để sản phẩm trở nên tròn trịa và dễ thao tác làm đẹp hơn. Các hạt grit có trong tấm giấy nhám công nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả phá vỡ.

Giấy nhám có tác dụng đánh bóng, đánh thô bề mặt

Đánh bóng kim loại là một trong những công dụng tuyệt vời của giấy giám. Người ta sử dụng giấy nhám đánh bóng các vật liệu để tăng độ ma sát, làm mềm, mịn, làm nhẵn các bề mặt vật liệu. Sau khi các vật liệu được đánh bóng thì mới có thể thực hiện các thao tác tiếp theo như sơn, vecni bảo vệ...để sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, ngăn chặn tình trang mối mọt tấn công hay tình trạng rỉ sét.

Cách dùng giấy nhám 

Hiện nay, trên thị trường  có rất nhiều loại giấy nhám được sản xuất với những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng của mỗi ngành. Nhiều loại giấy nhám được sản xuất đặc dụng ở trạng thái hoặc khô hoặc ướt, cũng có nhiều loại giấy nhám có thể sử dụng đồng thời cùng khô và ướt, với độ hạt khác nhau, mang lại hiệu quả khác nhau cho sản phẩm.
Đối với giấy nhám khô, bạn sẽ dùng giấy nhám chà trực tiếp nên các bề mặt cần chà nhám. Còn bạn có thể sử dụng kiểu chà nhám ướt bằng cách để mặt cần chà nhám xuống vòi nước đang chảy (nhỏ), rồi chà nhám trực tiếp.Hoặc là nhúng miếng giấy nhám vào nước rồi vò nát, lấy nước làm ướt phần cần chà, rồi dùng giay nham chà nhẹ bề mặt. Sau đó lấy miếng bông mềm hoặc khăn ẩm lau sạch những hạt mùn đi. Cách chà ướt thường được sử dụng trong công nghiệp sơn ôtô, giúp đánh bóng bề mặt cần sơn, thường được gọi là mài matit, mài lót sơn, giúp bề mặt sản phẩm được phẳng, lớp sơn không bị rộp, chảy,…
giay-nham-02

Giấy nhám hiện nay đã trở thành một vật dụng quen thuộc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Được sử dụng như một công cụ đa năng để mài mòn các bề mặt thô ráp, rỉ sét hoặc để loại bỏ một lớp vật liệu trên bề mặt.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại giấy nhám và vật liệu đánh bóng Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần công nghệ đánh bóng kim loại Leka
Trụ sở chính: 103 đường Phan Bá Vành, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0903461499 - 04 37646469

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Các cách đánh sọc hairline

Đánh sọc hairline là việc làm xử lý bề mặt kim loại, mà bề mặt kim loại ở đây là inox. Đánh sọc hairline hay còn gọi là đánh xước hairline là cách tạo nên những sọc nhỏ rất min và đều trên nền inox bóng.

Đánh sọc hairline để làm gì?

Inox là nguyên liệu bền và đẹp được dùng để sản xuất rất nhiều các sản phẩm hữu ích, nhất là trong cách ngành nghề sản xuất đồ gia dụng, thiết bị thực phẩm, dược phẩm, sản xuất đồ trang trí. Tất cả các sản phẩm được làm từ inox đòi hỏi phải đạt yêu cầu về độ bóng cao. Vì vậy, sau công đoạn gia công, các sản phẩm làm bằng inox phải qua một công đoạn nữa đó là xử lý bề mặt mà đánh bóng là việc làm bắt buộc phải thực hiện trên mỗi sản phẩm inox.
Việc tạo sọc hairline trên bề mặt inox làm cho sản phẩm đa dạng hơn, đảm bảo độ thẩm mỹ, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho sản phẩm.
đánh sọc hairline

Các cách đánh sọc hairline

Đánh sọc hairline hay đánh bóng hairline là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Vì vậy, để đánh sọc hairline người gia công cần thực hiện mài thô và mài tinh cho sản phẩm trước, rồi mới có thể đánh bóng, tạo sọc hairline được.
Đánh sọc hairline có thể tạo những sọc ngắn hoặc dọc dài. Nếu đánh sọc hailine ngắn có thể thực hiện thủ công được. Tuy nhiên với sự phát triển về công nghệ và khoa học kỹ thuật như hiện nay, việc đánh sọc hairline đã trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ những chiếc máy đánh sọc hairline.
Đánh sọc hairline cần có những công cụ hỗ trợ như giấy nhám, nỉ hoặc sơ mài đánh sọc, đá đánh sọc, vòng cước. Điều lưu ý khi sử dụng các công cụ đánh sọc hairline cần phải chú ý đến tốc độ đánh và kích thước các loại nhám hay đá đánh sọc.
Dùng máy đánh sọc hairline
Để đánh sọc hairline nhanh và hiệu quả cao nhất tốt nhất các đơn vị sản xuất, gia công cần lựa chọn máy đánh sọc hairline. Đây là loại một trong những loại vật liệu thuộc nhóm vật liệu xử lý bề mặt, có thể mài hoặc đánh bóng các loại vật liệu, chủ yếu là đánh bóng Inox.
Máy đánh sọc hairline sẽ  đưa bề mặt vật liệu Inox thô ban đầu trở thành bề mặt mịn và bóng sáng nhờ vào sự hỗ trợ của lơ đánh hairline, sáp và một số vật liệu đánh bóng khác, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm lên gấp nhiều lần.
Được làm từ vật liệu hợp kim siêu cứng, độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng, máy đánh sọc hairline hiện đang là sản phẩm “hot” nhất trên thị trường hiện nay được khách hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng cho việc đánh bóng inox.
đánh sọc hairline
Máy đánh sọc hairline rất đa năng, được tích hợp mạch điều khiển với tốc độ xử lý cao, khởi động nhanh, điều khiển được cả 6 cấp tốc độ, phù hợp với nhiều công việc khác nhau, có thể đánh bóng mờ, đánh phẳng, đánh sọc hairline, đánh tinh, đánh xước hairline, đánh bóng inox… Máy đánh sọc hairline tạo nên bước đột phá mới trong công nghệ vật liệu.
Sản phẩm có chế độ tự ngắt khi có va chạm mạnh nên rất an toàn cho máy và cho người sử dụng.

Thái Cripton - Đơn vị cung cấp máy đánh sọc hairline uy tín trên thị trường hiện nay

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các dụng cụ đánh bóng kim loại tốt nhất trên thị trường hiện nay. Thái Cripton đã mang đến cho người dùng những sản phẩm chất lượng nhất phục vụ mọi nhu cầu về đánh bóng kim loại, xử lý bề mặt. Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm tốt, có độ bền cao mang lại hiệu quả cho việc sản xuất, Thái Cripton đã lien hệ với các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới để nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Hiện Thái Cripton đang cung cấp đầy đủ các loại máy đánh bóng, máy đánh sọc hairline phù hợp với tất cả yêu cầu của khách hàng với mức giá ưu đãi nhất.
Mọi chi tiết về sản phẩm cũng như để được tư vấn khách hàng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THÁI CRIPTON VIỆT NAM
Website: http://maydanhbongrung.com.vn/
TRỤ SỞ MIỀN BẮC
Địa chỉ: Số 68 đường Hoàng Công Chất,tổ 11, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm,TP Hà Nội
Điện thoại: 04 3763 3950.
Fax: 04 3763 3951.